SÂU HẠI CHANH DÂY VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ SÂU HẠI CHANH DÂY

 Có rất nhiều loại sâu hại chanh dây làm giảm năng suất cũng như chất lượng quả như sau:

1. Sâu hại chanh dây – Nhện đỏ BreBrevipalus phoenicis        

Triệu chứng:

Loài này thường xuất hiện trong điều kiện khô hạn, nó gây hại bằng cách ăn biểu bì của lá và vỏ quả làm cho lá chuyển vàng, rụng, quả bị lốm đốm còi cọc giảm chất lượng.

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng hạn chế nguồn lây hại. Chọn giống tốt, bón phân cân đối để cây sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế bón nhiều đạm vô cơ. Phun nước với áp lực mạnh mặt dưới của tán lá vào mùa nắng làm giảm mật độ nhện gây hại.

Dùng thuốc hóa học như: Sử dụng một trong các loại thuốc hóa học như Vidithoate 40ND, Binhtox 1.8EC, Comite 73EC liều lượng 10 ml/8 lít nước, Vibamec 1.8EC liều lượng 10 ml/8 lít nước, Vineem 1500EC liều lượng 20-30 ml/8 lít nước, D-C Tron Plus 98.8EC liều lượng 10-20 ml/8 lít nước…

nhện đỏ sâu hại chanh dây
Hình ảnh: Nhện đỏ

2.Sâu hại chanh dây- Bọ xít Nezara viridula, Leptoglossus australis.

Triệu chứng:

Bọ xít có mùi hôi rất khó chịu, chúng  gây hại bằng cách chích hút vào hoa, đọt non và quả non làm cho quả bị lốm đốm, nếu gây hại nặng quả sẽ bị rụng.

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Bón phân cân đối, chọn giống tốt, chống chịu với sâu bệnh… vệ sinh đồng ruộng. Không nên bón phân chuồng chưa hoai mục. Dùng vợt bắt vào buổi sáng khi bọ xít còn ít hoạt động.

Biện pháp hóa học: Sử dụng các loại thuốc hóa học Bascide 50EC liều lượng 25 ml/8 lít nước, Bifentox 30ND liều lượng 20-30 ml/8 lít nước, Vimipc 20ND liều lượng 40-50 ml/8 lít nước, Abamix 1.45WP liều lượng 10-15 g/8 lít nước Vimatox 1.9EC liều lượng 5 ml/8 lít nước, Vineem 1500EC liều lượng 20-30 ml/8 lít nước hoặc các loại thuốc khác có tác dụng tương tự.

Hình ảnh: Bọ xít

3. Sâu hại chanh dây – Bọ trĩ Thysanoptera sp.

Triệu chứng:

Bọ trĩ là loài chích hút phân bố ở khắp các vùng, gây hại trên nhiều loại cây trồng như chanh dây, cà chua, khoai tây, dưa chuột, bí xanh…Cả bọ trĩ non và trưởng thành đều chích hút dịch ở búp non, hoa, lá, quả non làm cho hoa khó thụ phấn, quả còi cọc không phát triển được.

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Cần áp dụng triệt để các biện pháp phòng trừ tổng hợp bao gồm: Luân và xen canh với các cây không phải  là ký chủ của bọ trĩ. Bón phân cân đối, chọn giống tốt. Vệ sinh đồng ruộng, bảo vệ và duy trì các loài bắt mồi, ký sinh… của bọ trĩ trên đồng ruộng.

Biện pháp hóc học: Sử dụng một trong các loại thuốc Vidithoate 40ND, Bifentox 30ND liều lượng sử dụng 20-30 ml/8 lít nước, Fenbis 25EC liệu lượng 25-30 ml/8 lít nước. Abamix 1.45WP liều lượng 10-15 g/8 lít nước. Vimatox 1.9EC liều lượng 5 ml/8 lít nước, Vineem 1500EC liều lượng 20-30 ml/8 lít nước. Actara 25WG liều lượng 1 g/8 lít nước hoặc các loại thuốc khác như Regent 800WP, Confidor 100SL, Supracide 40EC…

Hình ảnh: Bọ trĩ

4. Sâu hại chanh dây – Bọ phấn Bemisia tabaci

Triệu chứng:

Bọ phấn là loài gây hại dạng chích hút, chúng gây hại trên nhiều loại cây trồng như chanh dây, cà chua, khoai tây, cà tím, dưa chuột, bí xanh, lạc…Cả bọ phấn non và trưởng thành đều chích hút dịch ở búp non, lá, thân non, quả non. Làm cho cây kém phát triển, bị nặng lá vàng úa, hoa khó thụ phấn, quả khó hình thành.

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Cần áp dụng triệt để các biện pháp phòng trừ tổng hợp bao gồm: Luân và xen canh với các cây không phải  là ký chủ của bọ phấn. Vệ sinh đồng ruộng, thu gom lá già, tàn dư cây trồng để hạn chế bọ phấn non. Bón phân cân đối, chọn giống tốt, không nên bón phân chuồng chưa hoai mục. Trồng cây chanh dây tránh xa khu vực trồng cây họ cà như: cà chua, khoai tây…

Biện pháp hóa học: Dùng Actara 25WG liều lượng sử dụng 1 g/8 lít nước. Vidithoate 40ND. Bifentox 30ND liều lượng 20-30 ml/8 lít nước. Vibamec 1.8EC liều lượng sử dụng 10 ml/8 lít nước hoặc các loại thuốc khác như Regent 800WP, Confidor 100SL, Supracide 40EC…

Hình ảnh: Bọ phấn

5. Sâu hại chanh dây – Rệp.

Planococcus citri, Parasaissetia nigra, Chrysomphalus ficus, Coccus hesperidum, (Rệp muội) Aphis gossypii, (Rệp đào) Myzus persicae

Triệu chứng:

Đây là các loài rệp phổ biến trên cây chanh dây, chúng gây hại bằng cách bám vào các bộ phân của cây, đặc biệt là các bộ phận non như : Thân, lá, quả, các khe cạnh giữa cuống quả, lá, chúng hút nhựa để sống, làm giảm sự quang hợp của lá, làm cho lá,  quả rụng bất thường. Nguy hiểm nhất là hai loài rệp đào (Myzus persicae) và rêp muội (Aphis gossypii) là đối tượng mang một loài virus rất nguy hiểm đó là Passion fruit woodiness virus (PWV). Để phòng trừ các đối tượng này cần phải phòng trừ tổng hợp.

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Bón phân cân đối, chọn giống kháng. Vệ sinh đồng ruộng loại bỏ cây ký chủ trước khi trồng. Không trồng xen chanh dây với cây ký chủ của chúng.

Biện pháp hóa học: Khi mật độ rệp cao sử dụng một trong các loại thuốc sau: Actara 25WG liều lượng 1 g/8 lít nước. Applaud 10WP liều lượng 10-15 g/8 lít nước. Fenbis 25EC liều lượng 25-30 ml/8 lít nước, Bifentox 30ND liều lượng 20-30 ml/8 lít nước, D-C Tron Plus 98.8EC. Vibamec 1.8EC liều lượng 10 ml/8 lít nước, Vineem 1500EC liều lượng 20-30 ml/8 lít nước. Hoặc các loại khác như Tập kỳ 1,8 EC, Pegasus 500 ND, Polytrin 440 EC, Sumicidine 50 EC…

6. Sâu hại chanh dây – Bọ phấn

Bọ phấn là loài gây hại dạng chích hút, chúng gây hại trên nhiều loại cây trồng như chanh dây, cà chua, khoai tây, cà tím, dưa chuột, bí xanh, lạc…Cả bọ phấn non và trưởng thành đều chích hút dịch ở búp non, lá, thân non, quả non làm cho cây kém phát triển, bị nặng lá vàng úa, hoa khó thụ phấn, quả khó hình thành.

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Cần áp dụng triệt để các biện pháp phòng trừ tổng hợp bao gồm: Luân và xen canh với các cây không phải  là ký chủ của bọ phấn. Vệ sinh đồng ruộng, thu gom lá già, tàn dư cây trồng để hạn chế bọ phấn non. Bón phân cân đối, chọn giống tốt, không nên bón phân chuồng chưa hoai mục.  Trồng cây chanh dây tránh xa khu vực trồng cây họ cà như: cà chua, khoai tây…

Biện pháp hóa học: Dùng Actara 25WG liều lượng sử dụng 1 g/8 lít nước, Vidithoate 40ND, Bifentox 30ND liều lượng 20-30 ml/8 lít nước, Vibamec 1.8EC liều lượng sử dụng 10 ml/8 lít nước hoặc các loại thuốc khác như Regent 800WP, Confidor 100SL, Supracide 40EC…

7. Sâu hại chanh dây – Tuyến trùng 

Các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra được trên cây chanh dây có 4 loài tuyến trùng gây hại bao gồm: Pratylenchus sp; Scutellonema truncatum; Helicotylenchus sp; Meloidogyne javanica.

Triệu chứng:

Loài tuyến trùng không nhìn thấy được bằng mắt thường, kích thước thấy được khi được soi qua kính hiển vi điện tử.

Bốn loài tuyến trùng đều tấn công vào bộ phận rễ của cây chanh dây. Chúng xâm nhập vào rễ theo vết thương cơ giới, hệ thống mạch dẫn của rễ. Khi chúng xâm nhập vào bộ phận rễ, chúng hút dinh dưỡng để sống và làm cho bộ rễ phình to lên. Khi bộ rễ phình to sẽ làm tắc hệ thống mạch dẫn, dẫn đến làm cho cây héo một cách bất thường, lá vàng, quả non rụng giống như triệu chứng thiếu nước.

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, thu gom lá già, tàn dư cây trồng tiêu hủy. Bón phân cân đối, chọn giống  tốt, chống chịu với sâu bệnh…

Biện pháp hóc học: Sử dụng các loại thuốc trừ tuyến trùng như Vifuran 3G liều lượng sử dụng 30 kg/ha. Vimoca 20ND liều lượng 1-1,5 lít/100 lít nước/1.000 m2 xử lý đất.

Hình ảnh: Tuyến trùng

8. Sâu hại chanh dây – Mối 

Mối sống ở phần gốc cây chanh dây, làm hư rễ cây. Khi bị mối tấn công lá vàng và rụng dần sau đó cây bị chết. Mối gây hại từ khi cây còn non cho đến khi cây đã trưởng thành. Có thể phòng trừ thủ công bằng cách đào bỏ các ổ mối trong vườn hay sử dụng thuốc hóa học như Basudin 10H rải vào gốc khi trồng mới.

9. Sâu hại chanh dây – Ruồi đục quả 

Ruồi chích vào quả gây thoái hóa phần thịt quả làm cho quả bị thối. Biện pháp phòng trừ ruồi đục quả nên dùng bẫy dẫn dụ Methyl Eugennol (Vizubon) nhưng phải làm đồng loạt, không làm nhỏ lẻ theo từng hộ. Phun bả mồi để diệt con trưởng thành, dùng 100 ml protein thủy phân trộn với 3 ml thuốc sâu Gegent 5SC pha với 1 lít nước. Một tuần phun một lần vào lúc 8-10 giờ sáng.

Hình ảnh: Ruồi đục quả

10. Sâu hại chanh dây – Sâu đục thân

Triệu chứng:

Sâu non nở ra đục vào các đốt thân hoặc cành rồi đục vào bên trong thân, cành thành đường hầm. Phần thân cành nằm phía trên vị trí bị đục trở nên héo, hóa nâu rồi chết. Bọ trưởng thành có thể cắn những lỗ nhỏ ở cuống hoa hoặc phá những quả non. Những vườn cây thiếu chăm sóc tốt thường bị sâu đục thân phá hại. Để phòng trừ cần đảm bảo bón phân đầy đủ, cân đối, kiểm tra vườn thường xuyên, tỉa  bỏ cành nhánh khô héo.

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, thu gom lá già, tàn dư cây trồng tiêu hủy. Bón phân cân đối, chọn giống tốt, chống chịu với sâu bệnh…  

Biện pháp hóc học: Có thể dùng thuốc hóa học như Fenbis 25EC liều lượng 25-30 ml/8 lít nước. Sagomycin 20EC liều lượng 10-15 ml/8 lít nước. Basudin 40EC liều lượng 20 ml/8 lít nước, Cyperan 10EC liều lượng 10-15 ml/8 lít nước… 

Hình ảnh: Sâu đục thân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *