Chanh dây thích hợp trồng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau song đây lại là loại cây trồng có nhiều sâu bệnh hại nguy hiểm. Trong đó bệnh xoăn ngọn, xoăn lá, khảm lá, sượng trái là bệnh hại thường gặp trên cây chanh dây. Triệu chứng dễ thấy của bệnh là lá bị quăn queo, rìa lá bị uốn cong xuống, chồi non không phát triển và trái bị sần sùi, biến dạng.
Từ những triệu chứng trên, bệnh xoăn ngọn, xoăn lá, khảm lá, sượng trái được xếp vào loại bệnh nguy hiểm đối với chanh dây, dẫn đến năng suất kém cũng như chất lượng trái không thể tiêu thụ. Vậy để tránh những thiệt hại do loại bệnh này gây ra, bà con đừng bỏ qua bài viết này để có cho mình những kiến thức về cách phòng cũng như chữa bệnh xoăn ngọn, xoăn lá, khảm lá, sượng trái trên cây Chanh dây để có một mùa màng bội thu nhé.
Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu bệnh xoăn ngọn, xoăn lá, khảm lá, sượng trái và nguyên nhân gây ra căn bệnh này trên cây chanh dây.
I. Nguyên nhân gây bệnh xoăn ngọn, xoăn lá, khảm lá, sượng trái trên chanh dây
Bệnh xoăn ngọn, xoăn lá, khảm lá, sượng trái là bệnh hại thường gặp trên cây chanh dây. Nguyên nhân của bệnh là do loại virus Passion fruit woodiness gây ra, được truyền nhiễm từ 2 loại rệp ( Rệp muội) Aphis gossypii, (Rệp đào) Myzus persicae. Khi 2 loại rệp này chích vào thân, lá, quả thì chúng sẽ để lại loại virus này và làm cho cây chanh dây mang bệnh.
Về biểu hiện của bệnh xoăn ngọn, xoăn lá, khảm lá, sượng trái trên chanh dây, đó là lá sẽ bị nhăn nheo và nhỏ hơn bình thường. Phần chóp lá bị vàng, cuống lá lốm đốm, chồi ngọn không phát triển.
Về trái sẽ sần sùi và xuất hiện những u to nhỏ. Màu sắc trái không đồng nhất, trái sẽ bị cứng với chất lượng kém khiến giá trị kinh tế bị sụt giảm.
II. Điều kiện để Chanh dây không bị mắc bệnh xoăn ngọn, xoăn lá, khảm lá, sượng trái
1. Chọn giống cây khỏe mạnh
Để tránh bị mắc bệnh xoăn ngọn, xoăn lá, khảm lá, sượng trái, bà con nên lựa chọn giống cây chanh dây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại. Đồng thời, nên tìm hiểu kỹ thông tin về giống cây trồng trước khi mua để đảm bảo chất lượng cây.
2. Đất trồng
Đặc điểm của cây chanh dây có bộ rễ ăn trên tầng đất mặn. Do đó trước khi xuống giống trồng chanh dây, bà con cần bón lót 1kg phân hữu cơ và kết hợp tưới chế phẩm sinh học để đất trồng được tươi xốp và giàu chất dinh dưỡng. Khi đảm bảo độ pH tại hố trồng chanh dây > 6, lúc này là thời điểm vàng để bà con tiến hành đặt cây giống xuống hố.
3. Diện tích trồng
Bà con không trồng luân canh, xen canh chanh leo với các cây là ký chủ của virus và môi giới truyền bệnh như dây nhãn lồng, rau muối, bầu bí, dưa chuột, mướp đắng, su su, cà tím, ớt, cây thuốc lá, thuốc lào, cây đu đủ, … trên khu vực trồng chanh leo.
4. Điều kiện khác
Cùng với đó, bà con cần kiểm soát chặt chẽ các loại côn trùng gây bệnh bằng cách thường xuyên cắt tỉa vườn thông thoáng, tiêu hủy cây bị bệnh, khi cây bị bệnh virus lập tức nhổ bỏ và tiêu hủy ngay.
III. Cách phòng và đặc trị bệnh xoăn ngọn, xoăn lá, khảm lá, sượng trái cho chanh dây hiệu quả nhất
Bệnh xoăn ngọn, xoăn lá, khảm lá, sượng trái trên cây chanh dây có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng quả. Vì vậy, việc phòng trị bệnh phấn trắng cần được thực hiện kịp thời và đầy đủ để đảm bảo sức khỏe cho cây.
Ngoài những điều kiện và biện pháp phòng trị bệnh xoăn ngọn, xoăn lá, khảm lá, sượng trái đã được đề cập ở trên, bà con rất cần tưới chế phẩm sinh học đều đặn cho chanh dây vừa là để tăng cường miễn dịch cho cây, đồng thời ngăn ngừa các bệnh khác cho cây trong quá trình sinh trưởng.
Sử dụng các thuốc BVTV có hoạt chất Abamectin, Azadirachtin, Emamectin benzoate, … có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt nam để phun trừ côn trùng môi giới truyền bệnh. Liều lượng, nồng độ và phương pháp sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất ghi trên bao bì sản phẩm.
Giới thiệu đến bà con RED 11, RED 12, RED 21, RED 41 – Chế phẩm sinh học chuyên đặc trị bệnh phấn trắng ở Chanh dây. Sử dụng kết hợp chế phẩm RED 11, RED 12, RED 21, RED 41, bệnh phấn trắng không còn là nỗi lo để bà con an tâm thu hoạch một mùa vụ chanh dây đầy năng suất. Các sản phẩm với thành phần chứa hàm lượng cao bào tử nấm đối kháng và các hoạt chất sinh học có tính diệt trừ tác nhân gây bệnh cho cây trồng rất hiệu quả.
Sản phẩm được VIỆN DI TRUYỀN NÔNG NGHIỆP phối hợp nghiên cứu và sản xuất cùng các chuyên gia đầu ngành sinh học, hữu cơ. Đạt các tiêu chuẩn và chứng nhận nông nghiệp TOP 1 như VietGAP, GlobalGAP và Organic.
Sử dụng kết hợp chế phẩm sinh học RED11, RED12, RED21, RED41
– Cây bị bệnh: 500gr RED21 + 500ml RED41 + 500gr RED11 + 250ml RED12 pha 600-800L nước. Phun ướt đẫm thân, cành, lá kể cả mặt dưới lá và toàn bộ vùng đất dưới tán cây đặc biệt chỗ có vết bệnh gây hại. Phun liên tục 3-5 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.
– Phun phòng: 500gr RED21 + 500ml RED41 + 500gr RED11 + 250ml RED12 pha 600-800L nước. Phun ướt đẫm thân, cành, lá kể cả mặt dưới lá và toàn bộ vùng đất dưới tán cây định kỳ 15-30 ngày/lần đối với cây con và 10-15 ngày/lần khi cây nuôi trái và thu hoạch trái.
Côn trùng chích hút là tác nhân truyền nấm, vi khuẩn, v.irus cho cây trồng. Nên kết hợp thêm các loại thuốc trị nấm khuẩn và cần có kế hoạch phun phòng bệnh định kì.
Lưu ý: Những phần đã bị virus ảnh hưởng không thể phục hồi, chỉ có đọt mới phát ra sẽ không còn dấu hiệu xoăn, khảm và hạn chế tối đa tình trạng sượng trái.
IV. Lời kết
Bệnh phấn trắng là bệnh gây nguy hại nghiêm trọng đến chất lượng trái chanh dây. Đặc biệt trong mùa mưa khi các loại vi khuẩn, nấm dễ dàng xâm nhập, bà con cần có những biện pháp phòng ngừa kịp thời để không dẫn tới thiệt hại nặng.
Cùng với đó, việc sử dụng các sản phẩm chế phẩm sinh học cần phải được thực hiện đúng cách và đủ liều lượng để đảm bảo hiệu quả trong việc phòng trị bệnh. Nếu bà con gặp khó khăn trong việc sử dụng sản phẩm, hãy liên hệ với Công ty Red Pine Fresh để được tư vấn và hỗ trợ.
Để biết thêm thông tin, Quý bà con xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CP RED PINE FRESH
Hotline: 0347 255 255
Website:CÔNG TY CỔ PHẦN RED PINE FRESH
Facebook:Resh Pine Fresh
Chúc bà con có 1 mùa chanh dây năng suất cao!